Kinh Doanh Trà Sữa Sẽ Đi Theo Vết Xe Đổ Của Mỳ Cay 7 Cấp Độ Nếu Ngừng Tạo Ra Các Trào Lưu Mới

Nhắc đến trà sữa người ta sẽ nghĩ tới ngay đến viễn cảnh đã từng xảy ra với mỳ cay 7 cấp độ: Sớm nở, chóng tàn. Nhìn chung, cả 2 đều có đặc điểm là mô hình kinh doanh dễ sao chép, các thương hiệu na ná như nhau và không có nét đặc trưng. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể nhận ra mỳ cay 7 cấp độ đã "lụi tàn" từ lâu lắm rồi còn trà sữa dù không còn "làm mưa làm gió" như ngày xưa nhưng vẫn được giới trẻ ưa chuộng cho đến tận bây giờ. Bài viết sau đây sẽ lí giải cho bạn biết vì sao trà sữa vẫn "sống sót một cách thần kì" giữa làn sóng các trào lưu khác ập tới như trà chanh, sữa chua trân châu,...

1. Vì sao mỳ cay 7 cấp độ sớm "tàn lụi"?
Vừa mới có mặt trên thị trường không bao lâu, mỳ cay 7 cấp độ đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự chú ý của rất nhiều thực khách thuộc mọi lứa tuổi. Có người hiếu kì, tò mò đến đây vì đi đến đâu cũng thấy người ta bàn tán về món ăn này, cũng có người vì muốn chứng minh "đẳng cấp" ăn cay của mình cho mọi người mà ghé qua thử sức. Như vậy, ông chủ sáng lập ra thương hiệu mỳ cay 7 cấp độ đã có một màn mở màn thành công ngoài sức tưởng tượng nhờ việc đánh trúng vào tâm lí khách hàng "thích thử cái mới và thử sức bản thân". Thế nhưng họ sẽ chẳng có ý định quay lại lần thứ 2, thứ 3,.. thứ n để chứng minh khả năng "ăn cay đẳng cấp" của mình thêm nữa, 1 lần trải nghiệm để cho biết mà thôi. Và thế là ý tưởng kinh doanh này nhanh chóng "chết yểu" bởi không thể mang đến cho khách hàng thêm giá trị nào nữa. 

Ế khách, các thương hiệu mỳ cay 7 cấp độ liên tục chạy các chương trình giảm giá 50%, mua 1 tặng 1,.. nhưng cũng chẳng có khách nào quan tâm. Kết quả, đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề , hàng loạt các cửa hàng mỳ cay phải ngậm ngùi đóng cửa vĩnh viễn chỉ sau một thời gian ngắn làm mưa làm gió trên thị trường.

2. Cùng là "trào lưu" giống mỳ cay 7 cấp độ, vì sao trà sữa vẫn "sống sót một cách thần kì"?

Khi mà trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác như trà chanh hiện đại, chè dừa dầm Hải Phòng, chè Sầu,...thì cũng chính là lúc trà sữa bước vào giai đoạn bão hòa. Các thương hiệu trà sữa lớn như Tocotoco, Royal Tea,... gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào các app giao hàng kết hợp giảm giá 50% - 70% thì mới có khách mua hàng, còn lại lượng khách ra vào mua hàng tại cửa hàng rất thưa thớt. Tuy nhiên, sau những giai đoạn bão hòa, trà sữa lại tiếp tục tự tạo ra những trào lưu mới với các loại TOPPING uống kèm như trân châu trắng, kem mặn, trân châu sợi,...Như vậy, sau khi đi qua giai đoạn tăng trưởng, các mặt hàng sẽ bước đến giai đoạn bão hòa, để tồn tại và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường mỗi thương hiệu cần phải đổi mới sản phẩm nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

Nhờ vào sự liên tục đổi mới về hương vị lẫn mẫu mã, biết cách đánh vào tâm lí khách hàng "thích thử cái mới", thức uống đường phố này đã tồn tại lâu bền trên thị trường với các trào lưu ngắn hạn mà hiệu quả không ngờ như "trân châu đường đen", "kem cheese", "trân châu trắng"....Sắp tới, bạn có muốn trở thành người tiên phong trong việc đưa được khách hàng đến với những trào lưu do mình tự tạo ra hay không? Hãy đăng kí ngay một khoá học Trà sữa Đài Loan của trung tâm đào tạo pha chế chuyên sâu HorecaVN để được chia sẻ những kiến thức bổ ích trong ngành và cập nhật ngay những món trà sữa HOT TREND nhất hiện nay nhé!
>> Xem thêm TẠI ĐÂY

 

Kết luận, khi mà khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn thì mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu lại ngày càng tăng cao. Vì thế nếu muốn tồn tại lâu trên thị trường, mỗi thương hiệu cần phải biết nắm bắt xu hướng kịp thời và buông bỏ đúng lúc để không bị rơi vào thảm cảnh "lụi tàn" tương tự đã xảy ra đối với mỳ cay 7 cấp độ. Chúc các anh chị chủ quán thành công.

Chia sẻ mạng xã hội:

  Danh mục sản phẩm

tin tức mới